QUY TRÌNH SẢN XUẤT

I. CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT LÚA HỮU CƠ QUẾ LÂM:

1.1. Đất đai: Đất không ô nhiễm, không bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, các nguồn ô nhiễm khác, ruộng sử dụng phân bón hóa lâu năm phải được xử lý bằng cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm ít nhất 03 vụ liên tiếp.

1.2. Nước tưới: Phải có hê thống mương tuới tiêu tốt, đủ nguồn nuớc tuới để đảm bảo việc chủ động tưới, tiêu thoát nước cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và quan trọng là không bị ô nhiễm do các tác nhân hóa học.

1.3. Giống: Sử dụng giống lúa do Tập Đoàn Quế Lâm chỉ định có chứng nhận Quốc Gia đạt tiêu chuẩn quy định của bộ nông nghiệp.

1.4. Phân bón và chế phẩm sinh học quế lâm: Sử dụng phân hữu cơ QL01, QL05 do Tập Đoàn Quế Lâm sản xuất và chế phẩm sinh học Quế Lâm.

1.5. Nông dân: Có kiến thức về nông nghiệp hữu cơ và được tập huấn kỹ thuật sản xuất Lúa Hữu cơ Quế Lâm.

II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT LÚA HỮU CƠ QUẾ LÂM:

2.1.Thời vụ: Chia làm 02 vụ chính ( Đông xuân và Hè thu).

2.2.Mật độ: Đối với ruộng sạ mật độ thích hợp từ 100-120kg/ha. Nên cấy mạ ở tuổi( 30-35 ngày vụ ĐX, 20- 25 ngày vụ HT).

2.3. Ngâm ủ và sử lý hạt giống: Ngâm hạt giống bằng 3 sôi 3 lạnh, vớt bỏ hạt lửng lép. Sau đó ngâm tiếp 24h rồi vớt ra rửa sạch, đưa đi ủ kỷ cho hạt giống nảy mầm từ 3-4 mm khi đó mới đưa ra đảo đều trước khi đưa ra ruộng gieo.
2.4. Phân bón

Áp dụng quy trình sau để bón chăm sóc lúa hữu cơ Quế Lâm ( cho 500m2):

Loại phân sử dụng

Lượng bón

Thời kỳ bón

(kg)

Bón lót

Thúc 1

Thúc 2

Đón đồng

Phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm 01

25

Toàn bộ

Phân Khoáng hữu cơ Quế Lâm chuyên dùng cho Lúa

40

Toàn bộ

Phân Khoáng hữu cơ Quế Lâm chuyên dùng cho Lúa

10

Toàn bộ

Phân bón lá Quế Lâm

150ml

Toàn bộ

Ghi chú: Có thể tham khảo trên bao bì phân bón Quế Lâm.

Ø Bón lót: Sau khi kết thúc làm đất lần cuối( bón 2-3 tạ phân chuồng nếu có) + 25 phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm QL01.

Ø Thúc 1 :Khi lúa 3-5 lá (10-15 ngày vụ đông xuân , 7-10 ngày vụ hè thu) lượng 40kg khoáng hữu cơ Quế Lâm chuyên dùng cho lúa. Kết hợp dặm tỉa khi cây lúa đẻ nhánh rộ.( từ 15- 20 sau sạ)

Ø Thúc 2 :Trước khi cây đẻ nhánh lượng 10kg khoáng hữu cơ Quế Lâm chuyên dùng cho lúa

Ø Bón đòng: Phun phân bón qua lá khi cây làm đòng có thể phun kết hợp với thuốc BVTV sinh học

2.5. Chăm sóc :

– Quản lý nước :

+ Sau 5 ngày gieo sạ cho nước vào ruộng, mực nước xâm xấp (tráng gốc cây lúa ) giúp ruộng giữ ẩm tốt huặc ngập 2 – 3cm. Quan sát ốc bươu vàng trên ruộng.

+ 7-10 ngày sau sạ tiếp tục cho nước vào ruộng ngập 5-7cm.

+ 28 ngày sau sạ bắt đầu tháo khô ruộng lần thứ nhất (nếu các hàng lúa lá đã giáp tán với nhau).

+ 35-49 ngày sau sạ, vô nước ruộng, giữ mực nước 5cm, (chuẩn bị bón phân đợt 3), sau khi bón phân để nước rút tự nhiên, đến khi xuống dưới mặt đất 15cm, bơm nước vào cao nhất là 5cm.

+ 80-85 ngày sau sạ, tháo khô nước ruộng để lúa chín đều và dễ thu hoạch bằng máy cắt xếp dãy, máy gặt đập liên hợp.

Chú ý: tùy thời gian sinh trưởng của giống lúa mà điều chỉnh thời gian tưới tiêu, không để lúa bị ngập úng suốt vụ.

– Cấy dặm: Lúa khoảng 15- 20 ngày , tiến hành cấy dặm những nơi bị chết; tỉa nhửng nơi mật độ quá dày.

– Khử lẩn: Thường xuyên khử lẩn những cây khác dạng hình và lúa cỏ, thực hiện dứt điểm 15 ngày trước khi thu hoạch.
– Quản lý dịch hại: bằng phương pháp tổng hợp IPM ( nguyên tắc chính: cây lúa khỏe, bảo vệ thiên địch, thăm đồng thường xuyên, nông dân trở thành chuyên gia )

– Cỏ dại, ốc bươu vàng : Làm đất kỹ và san bằng mặt ruộng, giữ ngập nước trong giai đoạn đầu để khống chế cỏ dại. Thu gom ốc trước khi gieo sạ, gom ốc xuống nơi trũng để bắt và kiểm soát.

III.THU HOẠCH BẢO QUẢN LÚA HỮU CƠ QUẾ LÂM:

3.1.Yêu cầu vệ sinh an toàn :

a) Chỉ tiêu độc chất :

– Không có dư lượng kim loại nặng và thuốc BVTV

– Hàm lượng nitrate < 50mg/kg.

– Độc tố aflatoxin do vi nấm : không phát hiện bằng kỹ thuật sắc ký lớp mỏng hiện đại

b) Chỉ tiêu côn trùng và nấm mốc

– Tổng số bào tử nấm mốc trong 1kg gạo không lớn hơn 10.000 bào tử. Và không có côn trùng

3.2.Yêu cầu chất lượng gạo trắng: các chỉ tiêu về chất lượng gạo trắng như độ dài hạt, tỷ lệ gạo nguyên, tỷ lệ bạc bụng, ẩm độ, tạp chất… phải đảm bảo hạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 5644:1999 3.3.Thu hoạch: Trước khi thu hoạch 10-15 ngày tiến hành tháo khô nước ruộng chuẩn bị thu hoạch.

– Gặt: Đúng độ chín ( trên 95% hạt trên bông chuyển qua màu vàng rơm). Nên sử dụng máy gặt đập liên hợp.

– Phơi: Không phơi mớ ngoài đồng, sân phơi phải có lót bên dưới , tuyệt đối không phơi lúa trên lộ giao thông.

– Sấy : Lúa sấy không quá 45oC. Lúa sau khi tuốt xong phải vận chuyển ngay về lò sấy và tiến hành sấy nhiệt độ như trên , trong thời gian từ 18 đến 24 giờ (trong điều kiện không thể sấy kịp có thể chờ sấy không quá 3 ngày sau khi ra hạt tươi ).

3.4.Bảo quản:

Trữ hạt lúa giống bằng túi yếm khí ở độ ẩm không quá 12%, lúa hàng hóa không quá 14% trong kho kín có hệ thống thông gió và chiếu sáng theo tiêu chuẩn.